Lỗi Không Vào Được VPS & 3+ Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Theo dõi Thuevpsgiare.vn trên Google News
  • Home
  • Blog
  • Lỗi Không Vào Được VPS & 3+ Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Máy chủ ảo riêng (Virtual Private Server VPS) thường được sử dụng rộng rãi để lưu trữ, quản lý dự án trực tuyến, ứng dụng web và các trang web cá nhân. Dù VPS có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng đôi khi, người dùng cũng có thể gặp phải một số vấn đề bất cập mà cụ thể là lỗi không vào được VPS.

Trong bài viết Lỗi không vào được VPS & 3+ cách khắc phục hiệu quả nhất”, thuevpsgiare.vn sẽ cung cấp thông tin cho bạn hiểu VPS là gì? Lí giải cho bạn hiểu nguyên nhân tại sao không vào được VPS và hướng dẫn cách khắc phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, bài viết cũng nhằm giới thiệu cho bạn địa điểm cung cấp VPS uy tín hàng đầu.

VPS là gì?

Máy chủ ảo riêng – VPS (Virtual Private Server) là một dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng cách ảo hóa một phần của máy chủ vật lý. Trong mô hình này, một máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy ảo độc lập, mỗi máy ảo này hoạt động như một máy chủ riêng biệt với hệ điều hành và tài nguyên cụ thể.

Tìm hiểu khái niệm VPS là gì

Tìm hiểu khái niệm VPS là gì

VPS mang lại các ưu điểm của cả máy chủ chia sẻ và máy chủ riêng (dedicated server). Nó cung cấp một môi trường độc lập, tương tự như máy chủ riêng nhưng với chi phí thấp hơn do sử dụng tài nguyên chung từ máy chủ vật lý. VPS thường được sử dụng cho việc lưu trữ website, ứng dụng web và các dịch vụ khác, cung cấp sự linh hoạt và kiểm soát cao cho người quản trị.

Cách thức hoạt động của máy chủ ảo VPS là gì?

Máy chủ ảo VPS được tạo thành từ phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng biệt dựa trên công nghệ ảo hóa (virtualization technology). Mỗi gói hosting VPS có khả năng hoạt động như một máy chủ vật lý độc lập, với tài nguyên (CPU, RAM, storage…), địa chỉ IP và hệ điều hành riêng biệt. Vì vậy, người dùng có thể kiểm soát việc quản lý root và khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. Điều này bảo vệ VPS khỏi local hack gần như 100%.

Trong trường hợp một tài khoản VPS bị tấn công, những VPS khác sẽ không bị ảnh hưởng. Đây là một lợi thế vượt trội so với việc sử dụng shared hosting vì shared hosting sẽ làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hosting khác trong cùng hệ thống.

Số lượng VPS luôn thấp hơn so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một server. Một VPS có thể chứa hàng trăm shared hosting. Từ đó có thể thấy máy chủ VPS luôn có tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên tốt hơn nhiều lần so với shared hosting.

Tìm hiểu về cách hoạt động của VPS

Tìm hiểu về cách hoạt động của VPS

Hiện tại, có nhiều giải pháp lưu trữ như: hosting, VPS, máy chủ riêng, Cloud server… Với shared hosting, website sẽ không đảm bảo hiệu suất khi phải chia sẻ tài nguyên máy chủ với người dùng khác. Trong khi đó, sẽ rất tốn kém tài nguyên nếu bạn mua cả một server riêng nhưng không dùng hết. VPS chính là giải pháp hợp lý cân bằng ưu – nhược điểm giữa shared hosting và máy chủ riêng.

Nguyên nhân không vào được VPS

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên lỗi không vào được VPS

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên lỗi không vào được VPS

Không thể truy cập vào một máy chủ ảo riêng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý giải tại sao bạn gặp phải lỗi không vào được VPS:

  • Lỗi kết nối mạng: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là lỗi kết nối mạng. Điều này có thể do mạng internet của bạn bị gián đoạn hoặc VPS đang gặp vấn đề kết nối.
  • Tường lửa hoặc cài đặt an ninh: Tường lửa máy tính hoặc cài đặt an ninh trên VPS có thể ngăn chặn kết nối đến máy chủ. Điều này thường xảy ra khi cài đặt an ninh được cấu hình quá nghiêm ngặt.
  • Thông tin đăng nhập không chính xác: Một lý giải đơn giản có thể là bạn đã nhập sai tên người dùng hoặc mật khẩu khi đăng nhập vào.
  • Lỗi cấu hình VPS: Một số lỗi cấu hình có thể khiến máy chủ không hoạt động đúng cách.
  • Các dịch vụ của VPS đang dừng hoặc gặp lỗi: Các dịch vụ quan trọng chẳng hạn như SSH, Apache, hoặc MySQL, có thể gặp sự cố hoặc bị dừng lại, làm cho VPS không hoạt động.
  • Đã hết hạn đăng ký vào VPS: Nếu bạn là người quản lý và không thanh toán phí đăng ký, dịch vụ có thể bị tắt.
  • VPS gặp vấn đề kỹ thuật: Sự cố phần cứng hoặc kỹ thuật trên máy chủ chứa VPS có thể dẫn đến việc không thể truy cập.
  • Lỗi tên miền hoặc địa chỉ IP: Nếu bạn sử dụng tên miền để truy cập, hãy kiểm tra rằng tên miền đang hoạt động và đang trỏ đúng địa chỉ IP của VPS.

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi không vào được VPS nhanh chóng, hiệu quả

VPS được các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thường xuyên để phục vụ nhiều công việc. Nếu bạn gặp phải trường hợp lỗi không vào được VPS, hệ thống sẽ bị ảnh hưởng làm gián đoạn tình hình kinh doanh. Vậy nên, thuevpsgiare.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách khắc phục lỗi không vào được VPS nhé!

1. Sửa lỗi không vào được VPS trên Windows 10

Khi sử dụng máy tính chạy Windows 10 để kết nối từ xa vào máy chủ và gặp lỗi không vào được VPS, bạn có thể gặp phải thông báo lỗi như sau:

Giao hiện khi bị lỗi không vào được VPS trên Windows 10

Giao hiện khi bị lỗi không vào được VPS trên Windows 10

Khi đó, bạn có thể làm theo những bước sau đây để khắc phục lỗi không vào được VPS:

Bước 1: Trên hệ điều hành Windows 10, hãy vào ô tìm kiếm và nhập từ khóa “Administrative Templates” sau đó nhấn Enter.

Bước 2: Chọn “Edit group policy” để mở chế độ chỉnh sửa nhóm chính sách.

Chọn mục Edit Group Policy

Chọn mục Edit Group Policy

Bước 3: Trong cửa sổ mới mở, truy cập theo đường dẫn sau: Administrative Templates => System => Credential Delegation => Encryption Oracle Remediation.

Vào Register chọn Encryption Oracle Remediation

Vào Register chọn Encryption Oracle Remediation

Bước 4: Khi bạn đã vào mục “Encryption Oracle Remediation” chọn tùy chọn “Apply” và sau đó nhấn “OK” để lưu thay đổi.

2. Sửa Lỗi Không Vào Được VPS Bằng Remote Desktop trên VPS Window

Ngoài ra sau khi cập nhật bản vá CredSSP for CVE-2018-0886 cũng có thể bị báo lỗi và không vào được VPS. Đây là bản vá do Microsoft phát hành để giải quyết lỗ hổng trong giao thức Credential Security Support Provider (CredSSP). Lỗ hổng ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản Windows và có thể cho phép kẻ tấn công khai thác RDP và WinRM để lấy cắp dữ liệu hoặc thực thi mã độc hại.

RDP (Remote Desktop Protocol) và WinRM (Windows Remote Management) chịu trách nhiệm chuyển tiếp thông tin xác thực được mã hóa từ máy khách Windows đến máy chủ để xác thực từ xa. Do đó, kẻ trung gian có thể sử dụng WiFi hoặc kết nối vật lý với mạng để đánh cắp dữ liệu xác thực và tấn công các cuộc gọi thủ tục từ xa.

Tất cả các máy tính sau khi cập nhật bản vá KB4103727 sẽ không thể Remote Desktop sang máy tính khác do chưa có chứng chỉ tin cậy cho máy chủ yêu cầu Remote. Thuevpsgiare.vn sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý lỗi không vào được VPS này theo các cách sau:

2.1. Tắt Firewall cho Remote Desktop

Tắt Firewall cho Remote Desktop

Tắt Firewall cho Remote Desktop

Bước 1: Bật menu Start > Gõ “Control Panel” và nhấn Enter > Chọn System and Security > Chọn mục Windows Defender Firewall > Nhấn Allowed an app or feature through Windows Defender Firewall.

Bấm vào mục Allowed an app or feature through Windows Defender Firewall trên màn hình

Bấm vào mục Allowed an app or feature through Windows Defender Firewall trên màn hình

Bước 2: Nhấp vào nút “Change Settings” ở góc trên cùng bên phải của trang > Rê chuột xuống các tùy chọn cho tới khi thấy Remote Desktop > Tích vào ô Private và Public > Nhấn OK

Cách thao tác khi truy cập vào Change Settings

Cách thao tác khi truy cập vào Change Settings

Sau khi bạn đã thực hiện các bước này, bạn nên có thể kết nối vào VPS của mình thông qua Remote Desktop một cách bình thường. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nhập đúng địa chỉ IPthông tin đăng nhập khi thực hiện kết nối. Lưu ý rằng việc điều chỉnh cấu hình Firewall có thể cần quyền quản trị, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang thực hiện dưới tư cách một tài khoản quản trị trên máy tính của bạn.

2.2. Bỏ chặn kết nối Remote Desktop để khắc phục lỗi không vào được VPS

Remote Desktop Connection cho phép máy tính của bạn kết nối với một máy tính từ xa qua Internet. Bạn sẽ không thể kết nối nếu chức năng này bị chặn.

Bước 1: Tìm và mở Control Panel trên thanh menu Start > Chọn System and Security > Nhấn vào liên kết Allow remote access. Chọn System and Security > Nhấn vào liên kết Allow remote access

Vào System and Security chọn Allow remote access

Vào System and Security chọn Allow remote access

Bước 2: Trong tab Remote, tích vào ô Allow Remote Assistance Connections to this Computer. Sau đó nhấp vào Apply > OK.

Chọn mục Allow Remote Assistance Connections to this Computer trong tab Remote

Chọn mục Allow Remote Assistance Connections to this Computer trong tab Remote

Các bước này sẽ kích hoạt RDC trên máy tính của bạn.

2.3. Đặt lại thông tin đăng nhập

Các thông tin đăng nhập mà người dùng lưu khi thường xuyên kết nối với máy tính cũng được sử dụng khi kết nối với một máy tính mới và điều này có thể gây ra sự cố. Vậy nên, hãy kiểm tra xem bạn có đang sử dụng đúng thông tin đăng nhập cho đúng máy tính hay không.

Cách đặt lại thông tin đăng nhập:

Bước 1: Nhập “Remote Desktop Connection” trong menu Start > Nhấn Enter.

Bước 2: Nhập địa chỉ IP của máy tính bạn muốn kết nối vào mục Computer > Nếu thông tin đăng nhập đã được lưu trước đó, click vào và nhập mật khẩu mới.

Truy cập vào Remote Desktop Connection và nhập mật khẩu mới

Truy cập vào Remote Desktop Connection và nhập mật khẩu mới

Bước 3: Nhấn Connect để kết nối đến thiết bị.

2.4. Kiểm tra đã bật dịch vụ RDP chưa

Phải bật dịch vụ RDP ở cả 2 máy tính: máy cục bộ hoặc máy tính từ xa. Kiểm tra xem các dịch vụ sau có đang chạy trên cả hai máy tính hay không.

Bước 1: Mở Control Panel > Thiết lập chế độ View by: Small icons ở góc trên cùng bên phải > Chọn Administrative Tools.

Giao diện chế độ View by

Giao diện chế độ View by

Bước 2: Chọn Services > Kiểm tra xem Remote Desktop Services có ở trạng thái Running không.

Giao diện khi chọn Services

Giao diện khi chọn Services

Tiếp theo, bạn nên tìm kiếm UmRdpService. Bạn không thể kết nối với máy tính từ xa nếu UmRdpService bị tắt. Khởi động các dịch vụ này nếu bạn có quyền quản trị viên hoặc yêu cầu quản trị viên khởi động chúng cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể phải khởi động lại máy sau khi dịch vụ kích hoạt.

2.5. Lưu địa chỉ IP vào host file

Có lúc Windows sẽ không cho phép bạn kết nối với những máy chủ có địa chỉ IP không được lưu trong host file. Vì vậy, nếu bạn kết nối với máy tính lần đầu tiên thì cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và gõ cmd để mở command prompt.

Bước 2:“cd C:/Windows/System32/Drivers/etc”.

Liệt kê tất cả các host trên giao diện máy tính của bạn

Liệt kê tất cả các host trên giao diện máy tính của bạn

Thao tác này sẽ liệt kê tất cả các host được lưu trên máy tính của bạn.

Nếu bạn không tìm thấy IP của máy tính bạn muốn kết nối, hãy mở tệp này trong notepad và thêm IP mới theo cách thủ công bằng cách:

Bước 1:“notepad” trong Menu Start > Nhấn Enter.

Bước 2: Mở tệp C:/Windows/System32/Drivers/etc trong Notepad > Thêm địa chỉ IP vào cuối tệp, lưu và đóng tệp.

Bước 3: Kiểm tra lại, bạn sẽ thấy tên máy chủ IP trong host file của mình.

2.6. Kiểm tra Group Policy là một trong những cách khắc phục lỗi Không thể kết nối VPS

Một trong các nguyên nhân gây lỗi cũng có thể là cài đặt Group Policy không chính xác.

Cách để xác minh và thay đổi các cài đặt Group Policy (nếu cần):

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows +R để mở hộp thoại Run và nhập “gpedit.msc”.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, nhấn Computer Configuration > Nhấn Administrative Templates > Chọn Windows Components > Chọn Remote Desktop Services > Chọn Remote Desktop Session Host > Chọn Connections.

Bước 3: Tìm tùy chọn Allow users to connect remotely by using Remote Desktop Services.

Allow users to connect remotely by using Remote Desktop Services

Allow users to connect remotely by using Remote Desktop Services

Nếu cài đặt này bị vô hiệu hóa, ở cột State hãy thay đổi nó thành cài đặt Enabled hoặc Not Configured. Thay đổi thành Enabled hoặc Not Configured ở cột State

Tùy chọn Enabled hoặc Not Configured

Tùy chọn Enabled hoặc Not Configured

2.7. Kiểm tra cổng RDP listener là một trong những cách khắc phục lỗi Không thể kết nối VPS

Theo mặc định, dịch vụ Remote Desktop sẽ sử dụng cổng 3389 trừ khi bạn thay đổi. Nếu một số ứng dụng khác đang sử dụng cùng một cổng, bạn sẽ không thể kết nối.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows +R > Nhập “Regedit” > Một hộp thoại mới hiện ra > Chọn Yes.

Bước 2: Tại cửa sổ mới, nhấn HKEY_LOCAL_MACHINE . Sau đó chọn System > Chọn CurrentControlSet > Chọn Control > Chọn Terminal Server > Chọn WinStations > RDP-Tcp.

Nhìn sang ô bên phải và kiểm tra giá trị của PortNumber. Nếu giá trị là 0x00000000d3d, cổng mặc định đã được cấu hình và giá trị của nó là 3389. Thay đổi thành 3388 và thử kết nối với máy tính từ xa trong cổng mới.

2.8. Thay đổi cài đặt mạng thành Private để khắc phục lỗi Không thể kết nối VPS

Cách thay đổi cài đặt mạng thành Private (riêng tư):

Bước 1: Nhập “Network and Internet” trên Menu Start > Nhấn Enter.

Bước 2: Chọn Status > Nhấp vào tùy chọn Properties.

Tùy chọn Properties ở mục Status

Tùy chọn Properties ở mục Status

Bước 3: Chọn Private và đóng cửa sổ.

Chọn mục Private để kết thúc các bước

Chọn mục Private để kết thúc các bước

3. Khắc phục lỗi không kết nối với VPS

Khi bạn kết nối với VPS và nhận được thông báo lỗi: An authentication error has occurred. The function requested is not supported – Đã xảy ra lỗi xác thực. Khi gặp phải vấn đề như này, bạn có thể sẽ xử lý như sau:

Cách 1

Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại “Run”.

Trong hộp thoại “Run”, nhập “regedit” và nhấn Enter. Điều này sẽ mở Registry Editor.

Giao diện máy khi bấm vào Registry

Giao diện máy khi bấm vào Registry

Sau đó truy cập: HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System\
Tạo một key có tên là CredSSP. Trong CredSSP, hãy tiếp tục và tạo một khóa có tên là Tham số. Trong Parameters, tạo một giá trị kiểu: DWORD (32) Value và đặt tên là AllowEncryptionOracle. Bấm đúp vào AllowEncryptionOracle và thay đổi giá trị Loại nhị phân thành 00000002

Chọn This PC, sau đó chọn Properties

Chọn This PC, sau đó chọn Properties

Sau đó lưu lại mà không cần khởi động lại máy tính. Lúc này bạn có thể vào VPS từ xa bình thường.

Cách 2

Chỉnh chức năng Level Authentication bên trong VPS. Phương pháp này yêu cầu truy cập từ xa vào VPS (bạn có thể truy cập VPS từ xa bằng máy tính Windows 7) và điều chỉnh như sau:

Chuột phải vào My Computer chọn Properties để vào cài đặt VPS remote desktop. Trong cửa sổ System Properties, bạn chọn Remote Settings, sau đó đến tab Remote và bỏ dấu tích ở tab “Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication (recommend)”, sau đó nhấn OK để áp dụng cấu hình mới. Sau đó thử remote từ windows 10 để truy cập VPS.

 Remote từ windows 10 để truy cập VPS

Remote từ Windows 10 để truy cập VPS

Một số lỗi không vào được VPS khác và cách khắc phục

Trong giai đoạn đầu khi mới sử dụng dịch vụ VPS, người dùng thường gặp phải một số vấn đề mà có vẻ đơn giản nhưng lại gây phiền toái. Dưới đây là những vấn đề về lỗi không vào được VPS thường gặp và cách giải quyết:

1. Máy chủ tự động cập nhật và khởi động lại

Trong một số trường hợp, VPS có thể tự động cập nhật hệ điều hành Windows và sau đó khởi động lại mà không cần sự can thiệp của bạn. Điều này có thể gây phiền toái nếu bạn đang sử dụng VPS và cần một kết nối liên tục. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tắt chức năng tự động cập nhật trên hệ thống của bạn.

2. CPU tăng đột ngột

Trong thời gian đầu sử dụng VPS, bạn có thể thấy CPU tăng đột ngột đến gần 100%. Điều này không phải lỗi mà là một tình trạng bình thường. Đối với người mới sử dụng dịch vụ máy chủ ảo, đừng lo lắng quá về vấn đề này. CPU thường tăng lên khi VPS đang thực hiện các tác vụ đầu tiên. Sau một thời gian, nó sẽ ổn định lại.

CPU tăng đột ngột đến gần 100%

CPU tăng đột ngột đến gần 100%

3. Đăng nhập vào VPS

Để đăng nhập vào VPS, bạn cần sử dụng một số phương thức khác nhau tùy thuộc vào hệ điều hành và cài đặt của VPS. Với VPS cài đặt hệ điều hành Windows, bạn có thể sử dụng Remote Desktop. Tuy nhiên, đối với VPS sử dụng hệ điều hành Linux, bạn sẽ cần sử dụng tài khoản SSH để truy cập. Bạn có thể sử dụng ứng dụng như PuTTY để thực hiện việc này.

4. Khởi động lại VPS

Khắc phục lỗi bằng cách khởi động lại VPS

Khắc phục lỗi bằng cách khởi động lại VPS

Một số VPS trên Cloud không có tùy chọn khởi động lại (Restart) thông qua giao diện. Để thực hiện thao tác này, bạn có thể sử dụng lệnh Shutdown-r từ môi trường dòng lệnh.

5. Quản lý dịch vụ

Cuối cùng, trong quá trình thuê VPS, việc quản lý và sử dụng dịch vụ có thể gặp nhiều rắc rối và rủi ro. Hiệu suất và trải nghiệm của bạn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp VPS mang lại. Thuevpsgiare.vn sẽ cung cấp dịch vụ uy tín và đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết.

Thuevpsgiare.vn – Dịch vụ cung cấp VPS chất lượng hàng đầu

Thuevpsgiare.vn là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ ảo giá rẻ, tốc độ cao và uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực phát triển các VPS chất lượng cao như Cloud Server – sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Phục vụ tối đa nhu cầu của mọi cá nhân và doanh nghiệp. Thuevpsgiare.vn luôn mong muốn đem lại những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nhất cho mỗi khách hàng. Với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

Mỗi khi gặp vấn đề như lỗi không vào được VPS ở trên, hay bất kỳ sự cố bất ngờ nào. Nhân viên sẽ đưa ra những giải pháp giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất. Bạn sẽ không cần phải lo lắng ảnh hưởng đến công việc của mình.

Qua bài viết “Lỗi không vào được VPS & 3+ cách khắc phục hiệu quả nhất”, chúng ta có thể thấy được lỗi không vào được VPS có thể gây khó khăn trong quản lý dự án trực tuyến của bạn. Bài viết đã cung cấp thông tin VPS là gì? Lí giải nguyên nhân và trình bày chi tiết hướng dẫn cách khắc phục lỗi không vào được VPS. Hy vọng rằng, bạn có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng. Để biết rõ hơn những kiến thức bổ ích và tìm hiểu địa điểm thuê VPS an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ ngay thuevpsgiare.vn, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Mỹ Y

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing. Tôi đã được trải nghiệm công việc thực tế trong 2 năm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực Content mảng công nghệ thông tin, các dịch vụ hosting, thuê máy chủ, thuê VPS, bảo mật website, an ninh mạng. Trong thời gian ngồi ghế nhà trường, tôi đã tự tay thực hiện được các dự án lớn nhỏ về việc chia sẻ kiến thức về phần mềm, công nghệ thông tin. Đến nay, tôi tin chắc rằng những thông tin tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn.

Để lại một bình luận