Parked Domain – Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong giới quản trị website bởi những lợi ích mà Parked Domain mang lại cho các doanh nghiệp như tăng khả năng nhận diện thương hiệu, khả năng truy cập trang web.
Vậy bạn đã biết Parked Domain là gì chưa và cách cấu hình Parked Domain như thế nào? Tại sao nên sử dụng, ưu & nhược điểm của Parked Domain? Và có bao giờ bạn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm Parked Domain, Addon Domain và Sub-domain. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Parked Domain cũng như là cách cấu hình Parked Domain trên cPanel, Hosting, DirectAdmin chỉ với các bước đơn giản. Hãy cùng thuevpsgiare.vn tìm hiểu nhé!
Parked Domain là gì?
Parked Domain là một bí danh (alias) của domain chính, Parked Domain trỏ đến cùng một website giống như domain chính. Đây là một tính năng phổ biến trên các bảng điều khiển hosting, giúp quản trị viên sử dụng không hạn chế số lượng tên miền cùng trỏ về một website.
Ví dụ:
- Tên miền chính của bạn là thuevpsgiare.vn, bạn có thể thiết lập thuevpsgiare2.vn làm Parked Domain và nó sẽ tải nội dung của thuevpsgiare.vn.
- Khi bạn truy cập thuevpsgiare2.vn, bạn sẽ thấy nội dung của thuevpsgiare.vn nhưng thanh địa chỉ sẽ hiển thị http://thuevpsgiare2.vn/.
Các tên miền đã được đăng ký nhưng chưa được sử dụng thường được gọi là Parked Domain.
Thông thường, khi tạo website, tên miền sẽ được trỏ đến một hosting để người dùng có thể truy cập vào website của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mua tên miền trước và giữ nó ở trạng thái Parked Domain cho đến khi website của bạn đã hoàn thành.
Tại sao nên sử dụng Parked Domain?
Parked Domain cho phép người dùng sử dụng nhiều tên miền trên cùng một hệ thống website. Điều này có thể hữu ích trong trường hợp người dùng sở hữu một tên miền nhưng chưa có ý định sử dụng nó trong tương lai.
Domain là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình. Một tên miền dễ nhớ sẽ giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và truy cập trang web của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp.
Ưu & Nhược điểm của Parked Domain
Ưu điểm của Parked Domain
Parked Domain là một tính năng cho phép người dùng sử dụng nhiều tên miền trên cùng một host. Tính năng này có những ưu điểm nổi bật sau:
- Tiện lợi: Người dùng có thể dễ dàng thêm và sử dụng nhiều tên miền mà không cần phải tạo nhiều tài khoản hosting.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Người dùng có thể sử dụng nhiều tên miền khác nhau để truy cập vào cùng một website. Điều này giúp tăng khả năng hiện diện của website trên Internet.
- Tăng khả năng ghi nhớ: Người dùng có thể lựa chọn tên miền dễ nhớ để thu hút khách hàng.
Nhược điểm của Parked Domain
- Thiếu nội dung hữu ích: Một tên miền đỗ thường không cung cấp thông tin hữu ích cho người truy cập. Thay vào đó, nó chỉ hiển thị một trang rỗng hoặc trang đích tạm thời. Điều này khiến người dùng cảm thấy không thoả mãn và có thể tạo cảm giác thất vọng cho họ.
- Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: Khi một người truy cập vào một tên miền đỗ, họ có thể mong đợi tìm thấy thông tin hoặc nội dung liên quan đến tên miền đó. Tuy nhiên, khi chỉ gặp phải trang rỗng hoặc trang đích tạm thời, người dùng có thể cảm thấy bối rối và không hài lòng với trải nghiệm của mình.
Phân biệt Parked Domain, Addon Domain và Sub-domain
Dưới đây, thuevpsgiare.vn sẽ chia sẽ cho bạn cách phân biệt 3 tên miền phổ biến hiện nay Parked Domain, Addon Domain và Subdomain:
Parked Domain
Parked Domain rất có lợi khi bạn không thể sử dụng tên miền chính. Lý do không thể vào tên miền chính có thể do hết hạn hay không thể truy cập để thay đổi DNS,…
Parked Domain có nhược điểm là trỏ về cùng thư mục public_html với main domain. Bạn hẳn sẽ không dùng chức năng này khi tên miền chính vẫn có thể truy cập bình thường. Đơn giản bởi điều đó đồng nghĩa với việc “trỏ nhiều tên miền về cùng một website”.
Addon domain
Addon domain được hiểu theo đúng khái niệm là “thêm tên miền” vào những vị trí khác thư mục public_html.
Addon domain dễ nhận sự khác biệt là bởi bạn phải dùng tên miền .com, .net. Lợi thế của nó là giúp người dùng tận dụng tối đa tài khoản hosting của mình cho nhiều website/tên miền, song cũng đừng quên nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí sẽ giới hạn số lượng addon domain ở mức rất thấp, chỉ từ 1 đến 2 domain.
Sub-domain
Sub-domain là phương thức tạo các địa chỉ ở cấp độ 2 (sub.domain.com) thay vì dùng trực tiếp tên miền cấp độ 1 (domain.com). Một khi đã sử dụng tính năng Parked Domain hay Addon Domain, bạn mới có thể sử dụng sub-domain.
Sub-domain cũng gần giống Addon domain bởi bạn có thể dùng nó để trỏ về một thư mục nào đó trong Cpanel không phải thư mục public_html.
Cách cấu hình Parked Domain trong cPanel
Cách cấu hình Parked Domain trong cPanel rất đơn giản. Dưới đây là 3 bước tóm tắt cách cấu hình Parked Domain trong cPanel:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản cPanel. Mở Control Panel và tìm gói hosting cần thiết lập.
- Bước 2: Trong phần Quản lý tên miền bạn tìm mục Tên miền phụ (Parked Domain).
- Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin cần thiết để tạo Parked Domain rồi ấn Create.
Đây là cách chính thống, dễ sử dụng và ít rủi ro được khuyên dùng nhiều nhất bởi các chuyên gia công nghệ thông tin. Khi thực hiện đổi Nameserver, các bản ghi DNS Zone cũng tự động cập nhật, bạn không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác phức tạp.
Cách cấu hình Parked Domain trên Hosting
Để cấu hình Parked Domain trên hosting chỉ cần thực hiện qua 2 bước như sau:
- Bước 1: Để tạo Parked Domain, bạn cần truy cập vào Control Panel của hosting và tìm phần “Parked Domain”. Lưu ý rằng tên miền bạn muốn sử dụng phải đã được đăng ký.
- Bước 2: Nhập tên miền cần tạo vào ô trống và nhấn nút “Create” để tạo Parked Domain.
Cách cấu hình Parked Domain trên DirectAdmin
Trên DirectAdmin, Parked Domain được gọi là Domain Pointers. Để cấu hình Parked Domain trên DirectAdmin, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào hosting và chọn phần “Domain Pointers” trong “Menu Advanced Features“. Nếu bạn có nhiều hơn 1 domain trên hosting, hãy chọn domain chính cần thực hiện.
- Bước 2: Nhập domain cần tạo vào ô “Source Domain” và nhấn nút “Add”.
Hy vọng qua bài viết “Parked Domain Là Gì? Cách Tạo Parked Domain Đơn Giản Nhất“, bạn đã hiểu rõ hơn về Parked Domain và cách cấu hình của Parked Domain. Bên cạnh đó, bài viết trên cũng đã giúp bạn phân biệt rõ hơn các khái niệm Parked Domain, Addon Domain và Sub-domain, tại sao nên sử dụng cũng như là ưu & nhược điểm của Parked Domain. Đặc biệt là cách thiết lập Parked Domain trên cPanel, Hosting, DirectAdmin với các bước đơn giản. Chúc các bạn thành công!
Nếu các bạn có thắc mắc gì về VPS, bạn có thể liên hệ Thuê VPS Giá Rẻ Fast Byte để được hổ trợ và tư vấn miễn phí nhé!