Addon Domain là gì? Cách thêm Addon Domain Vào cPanel như thế nào? Đối với những người mới bắt đầu, việc hiểu các thuật ngữ và định nghĩa, vai trò, ưu & nhược điểm của Addon Domain cũng như những trường hợp cần tạo và thêm Addon Domains vào cPanel có thể gặp khó khăn. Vậy hãy cùng thuevpsgiare.vn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Addon Domain nhé!
Addon Domain là gì?
Addon Domain là một loại tên miền được thêm vào hosting của bạn, có chức năng như tên miền chính. Addon Domain sẽ tạo thêm thư mục trên hosting mỗi khi bạn thêm một tên miền mới. Vì thế nó cho phép doanh nghiệp chạy nhiều website với domain khác nhau nhưng sử dụng một hosting chung.
Như vậy, khi sử dụng Addon Domain, doanh nghiệp có thể có nhiều website cùng lúc chỉ với một tài khoản hosting. Khi bạn sử dụng tên miền mới, domain này sẽ lưu trữ một thư mục riêng biệt với các domain cũ. Chúng sẽ được điều khiến thông qua công cụ cPanel.
Cách hoạt động của Addon Domain
Khi bạn sử dụng Addon Domain, hệ thống sẽ tạo một thư mục mới cho tên miền mới. Khi được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động tạo thêm 3 đường dẫn URL:
- addondomain.primarydomain.com.au
- primarydomain.com.au/addondomain
- addondomain.com.au
Người dùng có thể truy cập vào thư mục mới thông qua các đường dẫn này. Thư mục mới này hoạt động độc lập với tên miền chính, vì vậy bạn có thể sử dụng nó để tạo các trang web hoặc ứng dụng mới mà không ảnh hưởng đến trang web chính.
Tại sao nên dùng Addon Domain?
Addon Domain được sử dụng phổ biến hiện nay vì tính kinh tế. Doanh nghiệp chỉ cần mua một tài khoản hosting là có thể sở hữu nhiều tên miền khác nhau, mỗi tên miền có thể được quản lý độc lập.
Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo và quản lý nhiều website khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh rắc rối khi phải đăng ký nhiều tài khoản hosting.
Những trường hợp cần tạo Addon Domains
Một số trường hợp cPanel yêu cầu tạo Addon Domain:
- Trường hợp 1: Khi quản trị viên nhập tên miền mới nhưng không đặt các giao thức truyền tải văn bản như www (World Wide Web) hoặc http (HyperText Transfer Protocol), cPanel sẽ yêu cầu tạo tên miền Addon.
- Trường hợp 2: Khi tạo các Subdomain liên quan đến tên người dùng, thư mục hoặc tên miền phụ, bạn cần truy cập cPanel để tạo Subdomain.
- Trong một số trường hợp khác: cPanel sẽ tự động đề xuất tên cho một thư mục riêng biệt nào đó dựa trên tên miền.
Mẹo nhỏ khi tạo Addon Domains là bạn không nên tự đặt mật khẩu. Nên dùng mật khẩu ngẫu nhiên được tạo tự động bởi cPanel.
Ưu & Nhược điểm Addon Domain là gì?
Ưu điểm cần biết của Addon domain
Addon Domain là một tính năng hữu ích cho phép doanh nghiệp quản lý nhiều website trên cùng một tài khoản hosting. Nó có nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp chỉ cần mua một tài khoản hosting là có thể sở hữu nhiều tên miền khác nhau, mỗi tên miền có thể được quản lý độc lập.
- Quản lý đơn giản: Tất cả các tên miền đều được quản lý thông qua một giao diện duy nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và theo dõi.
- Tự trang bị công cụ và tài nguyên: Doanh nghiệp có thể cài đặt và sử dụng các công cụ và tài nguyên cho từng tên miền phụ mà không ảnh hưởng đến tên miền chính.
- Linh hoạt và mở rộng: Addon domain cho phép doanh nghiệp mở rộng và phát triển các dự án trên các tên miền bổ sung khác nhau, giúp tăng tính đa dạng cho hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm cần biết của Addon Domain
Tuy nhiên, Addon Domain cũng có một số hạn chế sau đây:
- Giới hạn tài nguyên: Do sử dụng tài nguyên chung của một tài khoản hosting, việc sử dụng quá nhiều tài nguyên cho các tên miền phụ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ của các trang web. Ví dụ: Nếu một tên miền phụ chạy một ứng dụng web nặng, nó có thể làm giảm hiệu suất của các tên miền phụ khác.
- Khả năng quản lý phức tạp: Khi có quá nhiều tên miền phụ và trang web, việc quản lý và duy trì có thể trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian và công sức. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể phải theo dõi nhiều tài khoản FTP, database và cài đặt bảo mật khác nhau.
- Rủi ro bảo mật: Nếu một tên miền phụ bị xâm phạm bảo mật, nó có thể ảnh hưởng đến các tên miền phụ và tên miền chính khác. Ví dụ: Nếu một tên miền phụ bị nhiễm mã độc, nó có thể lây lan sang các tên miền phụ khác hoặc tên miền chính.
Tuy Addon Domain mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc sử dụng và quản lý cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các dự án trên các addon domain.
Hướng dẫn thêm Addon Domain vào hosting cPanel
Để sử dụng addon domain, bạn cần có một tài khoản hosting lưu trữ tên miền chính. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều tên miền phụ vào tài khoản hosting này. Mỗi tên miền phụ sẽ được lưu trữ trong một thư mục riêng biệt, cho phép bạn tạo nhiều website với các thư mục và dữ liệu riêng biệt.
Các gói hosting chất lượng thường cho phép bạn thêm nhiều tên miền và tạo lập nhiều website với dung lượng lưu trữ khổng lồ. Để biết được gói hosting của bạn có cho phép thêm tên miền hay không, bạn có thể kiểm tra mục Addon Domain trong cPanel. Số lượng tên miền có thể tạo mới sẽ được hiển thị ở đây. Nếu bạn nhìn thấy ký hiệu vô cực “∞”, thì gói hosting của bạn cho phép bạn tạo lập không giới hạn tên miền.
Các bước thêm Addon Domain vào hosting cPanel
Dước đây là tóm tắt 4 bước đơn giản giúp bạn thêm Addon Domain vào hosting cPanel một cách dễ dàng
Bước 1: Đăng nhập vào cPanel và tìm đến mục Addon domain.
Bước 2: Nhập tên miền cần thêm và khai báo các thông tin sau:
- New Domain Name: Tên miền cần thêm vào host.
- Subdomain or FTP Username: Tên người dùng FTP dành cho tên miền này. Tên người dùng này cũng là subdomain của tên miền chính của gói host dùng để truy cập.
- Document Root: Thư mục dành riêng cho tên miền. Bạn phải khai báo luôn public_html và nhập tên thư mục vào đằng sau nó. Tên của thư mục chính là tên miền.
- Password: Mật khẩu FTP cho tên miền này.
Bước 3: Ấn Add Domain để bắt đầu.
Bước 4: Vào thư mục của tên miền, upload các tập tin và bắt đầu sử dụng.
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể thêm Addon Domain vào hosting của mình. Việc này giúp bạn tạo lập và quản lý nhiều website một cách thuận tiện, mở rộng kho lưu trữ website mà không ảnh hưởng đến tên miền gốc.
Hướng Addon Domain đến một thư mục cụ thể và tồn tại
Trong trường hợp bạn có sẵn nội dung được tải lên một thư mục cụ thể trên tài khoản hoặc muốn nội dung nằm trong một thư mục khác với mặc định, bạn có thể chỉ định chính xác thư mục trong “Tên người dùng/ Thư mục/ Tên miền phụ” trong hướng dẫn ở trên, thay vì thư mục mà nó gợi ý.
- Nếu thư mục không tồn tại, nó sẽ tự động tạo thư mục cho bạn.
- Nếu thư mục đã tồn tại, bạn có thể gặp cảnh báo rằng Tên người dùng/ Thư mục/ Tên miền phụ đã tồn tại. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm bỏ qua cảnh báo này vì đó là ý định của bạn để hướng Addon Domains vào một thư mục đã tồn tại.
Chi tiết cách loại bỏ Addon Domain không cần thiết
Bước 1: Truy cập vào Domain trong cPanel
Đầu tiên bạn cần truy cập vào cPanel > chọn Domains.
Bước 2: Chọn domain cần xóa
Sau khi vào được bên trong giao diện các domain. Bạn hãy chọn domain cần xoá và chọn vào nút Manage
Tiếp đến bạn chọn nút màu đỏ có tên Remove Domain để xoá.
Thông báo xuất hiện và hỏi lại bạn có đồng ý xoá không. Nếu đồng ý xoá bạn chọn Yes, Remove This Domain. Nếu không muốn xoá bạn chọn Cancel để huỷ bỏ lệnh.
Qua bài viết Addon Domain Là Gì? Hướng Dẫn Thêm Addon Domain Vào cPanel, Thuevpsgiare.vn hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, vai trò, ưu & nhược điểm của Addon Domain cũng như những trường hợp cần tạo và thêm Addon Domains vào cPanel hiệu quả hơn trong tương lai. Nếu các bạn có thắc mắc gì về VPS, bạn có thể liên hệ thuevpsgiare.vn để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!