Phần Mềm Mã Nguồn Mở Là Gì? Tìm Hiểu Open Source Chi Tiết A-Z

Theo dõi Thuevpsgiare.vn trên Google News
  • Home
  • Blog
  • Phần Mềm Mã Nguồn Mở Là Gì? Tìm Hiểu Open Source Chi Tiết A-Z

5/5 - (2 bình chọn)

Mã nguồn mở là thuật ngữ ám chỉ các phần mềm, ứng dụng hoặc hệ điều hành mà các mã nguồn được công bố công khai và có thể được chỉnh sửa, phát triển bởi cộng đồng người dùng. Vậy khái quát phần mềm mã nguồn mở là gì, các đặc điểm và khác với mã nguồn đóng như thế nào. Hôm nay hãy cùng Thuê VPS giá rẻ tìm hiểu từ A-Z về Open Source và một số phần mềm phổ biến hiện nay thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Khái quát phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở (OSS)phần mềm có mã nguồn được công khai, cho phép bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa, thay đổi hoặc sử dụng mã nguồn để có thể phát triển ra phần mềm khác.

OSS không chỉ là miễn phí về giá cả, mà còn miễn phí về quyền sử dụng phần mềm, cho phép người dùng sao chép, phân phối và thậm chí thay đổi mã nguồn mà không cần phải xin phép từ bất kỳ ai. Điều này là khác biệt so với phần mềm đóng (phần mềm thương mại), nơi mà việc sử dụng và sửa đổi phần mềm thường yêu cầu sự cho phép từ nhà sản xuất.

Khái quát phần mềm mã nguồn mở là gì?

Khái quát phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở làm hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh bởi tính miễn phí và khả năng cho phép người dùng “sở hữu hệ thống”.

Phần mềm mang lại quyền tự do sử dụng cho mọi mục đích, quyền tự do phần mềm dùng để nghiên cứu và chỉnh sửa cấu trúc của chương trình, truy cập vào mã nguồn, phân phối lại phiên bản cho nhiều người, cũng như quyền tự do cải tiến và phát hành các bản cải tiến vì mục đích công cộng.

Các đặc điểm của phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở có nhiều đặc điểm nổi bật, bao gồm:

  • Miễn phí: Mã nguồn mở thường miễn phí hoặc có chi phí thấp hơn so với phần mềm đóng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng, đặc biệt là các tổ chức và doanh nghiệp nhỏ.
  • Tính minh bạch: Mã nguồn được mở công khai, người dùng có thể  kiểm tra mã để đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Điều này tăng cường sự tin tưởng của người dùng đối với phần mềm mã nguồn mở.
  • Tính linh hoạt: Mã nguồn mở cho phép người dùng tùy chỉnh và chỉnh sửa phần mềm theo nhu cầu của họ, từ đó tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng.
  • Tính cộng tác: Được phát triển dựa trên các nguyên tắc cộng tác của lập trình viên toàn cầu, giúp phần mềm ngày càng trở nên hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

So sánh sự khác nhau giữa phần mềm mã nguồn mở & phần mềm mã nguồn đóng

Phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng là hai mô hình phát triển phần mềm khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một so sánh về sự khác nhau: 

Tiêu chíPhần mềm mã nguồn mởPhần mềm mã nguồn đóng
Giá cảTruy cập và sử dụng miễn phí.Chi phí thay đổi phụ thuộc vào quy mô của phần mềm.
Quyền tùy chỉnhKhả năng tùy chỉnh phụ thuộc vào giấy phép mã nguồn mở.Mọi yêu cầu thay đổi cần được gửi đến nhà cung cấp phần mềm, bao gồm cả sửa lỗi, tính năng và cải tiến.
Trải nghiệm Trải nghiệm người dùng thường không cao như phần mềm đóng mã nguồn, nhưng phụ thuộc vào mục tiêu của dự án và khả năng duy trì của đơn vị.Thân thiện với người dùng và tập trung vào trải nghiệm người dùng, vì đây là sản phẩm có mục tiêu lợi nhuận.
Chính sách hậu mãiMột số phần mềm mã nguồn mở phổ biến đi kèm với nhiều hỗ trợ. Nếu cần, người dùng có thể tìm kiếm trợ giúp qua các diễn đàn hoặc emailĐội ngũ hỗ trợ luôn sẵn sàng, và mức độ dịch vụ khả dụng phụ thuộc vào thỏa thuận mức dịch vụ (SLA).
Bảo mậtMã nguồn mở cho phép kiểm tra và giảm thiểu lỗi, nhưng vẫn có thể tồn tại một số lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.Việc phát hiện lỗi trong mã nguồn đóng có giới hạn, những nhà phát triển vẫn có trách nhiệm sửa chữa các vấn đề bảo mật.
Vendor lock-inKhông bị ràng buộc chi phí từ vendor. Tuy nhiên, việc tích hợp có thể tạo ra ràng buộc kỹ thuật trong tương lai.Chuyển đổi từ giải pháp độc quyền sang mã nguồn mở có thể tốn kém về chi phí.
Mức độ phổ biếnMột số giải pháp mã nguồn mở phổ biến và dẫn đầu thị trường, như Linux và Apache.Trong một số ngành, phần mềm độc quyền thường được ưa chuộng, đặc biệt là nếu đã tồn tại lâu trên thị trường.
Sự tham gia của người dùng Phần mềm mã nguồn mở cho phép cộng đồng mã nguồn mở tham gia phát triển, đánh giá và cải tiến.Cộng đồng mã nguồn mở được giữ riêng tư.
Các tính năngNgười dùng có thể tự cải tiến hoặc phát triển tính năng mới nếu muốn.Tính năng của phần mềm do chủ sở hữu phát triển.

Lợi ích khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở là gì?

Trong thiết kế web và phần mềm ứng dụng hiện nay, việc sử dụng mã nguồn mở ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số lý do tại sao người dùng ưa chuộng:

Lợi ích khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở

Lợi ích khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở

  • Có khả năng quản lý và kiểm soát

Một trong những lý do hàng đầu khiến các chuyên gia ưa chuộng mã nguồn mở là khả năng quản lý và kiểm soát sản phẩm. Họ có thể quyết định cấp phép cho các bên tham gia hoạt động và ngừng hoạt động khi cần. Đối với người dùng, mặc dù ít người biết về mã nguồn mở nhưng vẫn hưởng lợi từ việc sử dụng nó.

  • Khả năng sáng tạo không giới hạn 

Với việc thiết kế dựa trên nguyên tắc mở, mã nguồn mở cho phép nhiều người nghiên cứu và thử nghiệm các cải tiến, từ đó tạo ra các phiên bản phần mềm tốt hơn. Điều này tạo ra một môi trường sáng tạo không giới hạn, làm nảy sinh niềm phấn khích và thách thức cho các lập trình viên muốn khám phá và phát triển trong nhiều năm.

  • Bảo mật tốt

Mã nguồn mở thường có độ an toàn và bảo mật cao, thậm chí có thể vượt trội hơn so với các phần mềm độc quyền khác. Điều này là do có nhiều lập trình viên có thể cùng nhau làm việc trên cùng một dự án mà không cần sự phê duyệt từ tác giả gốc.

Nhờ tính mở của mã nguồn, người dùng có thể dễ dàng cập nhật, nâng cấp và sửa chữa phần mềm mã nguồn mở một cách nhanh chóng. Điều này giúp cải thiện bảo mật của sản phẩm, so với việc phải chờ đợi cấp phép như các phần mềm bản quyền. Sự tập trung của nhiều người vào một sản phẩm cũng giúp nó trở nên hoàn thiện hơn so với những sản phẩm khác.

  • Tính ổn định cao 

Mã nguồn mở được ưa chuộng bởi khả năng hỗ trợ từ nhiều công ty và doanh nghiệp trong các dự án quan trọng kéo dài. Khi cần mở rộng và cải tiến các chức năng của website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên có thể dễ dàng sử dụng mã nguồn mở để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu này. 

Nguyên tắc hoạt động của phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo minh bạch sự phát triển bền vững của phần mềm.

  • Mã nguồn mở công khai: Tất cả mọi người đều có thể truy cập và tải xuống mã nguồn của phần mềm mã nguồn mở. Điều này giúp các lập trình viên hiểu cách hoạt động của phần mềm và nắm vững về các kỹ thuật lập trình phần mềm được áp dụng.
  • Mã nguồn mở được cấp phép: Thông thường, mã nguồn của phần mềm mã nguồn mở được cấp phép theo các giấy phép nguồn mở. Những giấy phép này cho phép mọi người tự do sử dụng, chỉnh sửa và chia sẻ lại mã nguồn.
  • Cộng đồng mã nguồn mở: Đó là một nhóm các lập trình viên trên toàn thế giới hợp tác để phát triển và nâng cấp phần mềm mã nguồn mở. Thường sử dụng các nền tảng trực tuyến như GitHub, GitLab,… để giao lưu ý kiến, chia sẻ mã nguồn và cùng nhau phát triển.

Một số ưu điểm và nhược điểm phần mềm mã nguồn mở mang lại

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở mà bạn có thể xem xét qua trước khi sử dụng:

Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Ưu điểm

Mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công khai, cho phép mọi người có thể tải xuống, xem, chỉnh sửa và phân phối lại. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho mã nguồn mở, bao gồm: 

  • Tiết kiệm chi phí: Phần mềm mã nguồn mở miễn phí hoặc có chi phí thấp hơn đáng kể so với phần mềm độc quyền, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho các tổ chức và cá nhân với ngân sách hạn chế.
  • Tính linh hoạt: Mã nguồn mở có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dùng, giúp các tổ chức và cá nhân tạo ra các giải pháp phần mềm tùy chỉnh nhất cho họ.
  • An toàn và bảo mật: Mã nguồn được các lập trình viên khác nhau kiểm tra và đánh giá, giúp cải thiện độ bảo mật và an toàn của phần mềm.
  • Cộng đồng hỗ trợ lớn: Có một cộng đồng người dùng và các nhà phát triển lớn. 

Nhược điểm 

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng mã nguồn mở cũng đi kèm với một số hạn chế, bao gồm:

  • Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và tùy chỉnh mã nguồn mở đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập trình, điều này có thể là một rào cản đối với người có kiến thức và khả năng về lập trình. 
  • Chất lượng: Do mã nguồn mở được phát triển bởi nhiều người khác nhau, có thể xảy ra sự khác biệt về chất lượng giữa các dự án mã nguồn mở.
  • Hỗ trợ: Mức độ hỗ trợ cho mã nguồn mở có thể không đầy đủ như phần mềm độc quyền. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân cần hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.

Ví dụ các phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay:

Một số phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay

Một số phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay

  • Hệ điều hành: Linux, FreeBSD, OpenBSD
  • Phần mềm văn phòng: LibreOffice, OpenOffice.org
  • Mạng xã hội: Mastodon, Diaspora
  • Trình duyệt web: Firefox, Chrome
  • Máy chủ web: Apache, Nginx
  • Cơ sở dữ liệu: MySQL, PostgreSQL

Hy vọng thông tin này Thuê VPS giá rẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phần mềm mã nguồn mở là gì, từ khái niệm cơ bản cũng như lợi ích, nhược điểm. Nếu cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. 

Trả lời