Phần Mềm Độc Hại Là Gì? Cách Nhận Biết & Ngăn Chặn Hiệu Quả

Theo dõi Thuevpsgiare.vn trên Google News
  • Home
  • Blog
  • Phần Mềm Độc Hại Là Gì? Cách Nhận Biết & Ngăn Chặn Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Việc hiểu rõ phần mềm độc hại là gì? Là điều cực kỳ quan trọng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn như việc bị đánh cắp thông tin cá nhân hay bị tấn công bởi virus máy tính. Hiện này có những phần mềm nào, làm sao nhận biết và cách ngăn chặn hiệu quả hãy cùng Thuê VPS giá rẻ tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại (malicious software) được ám chỉ đến các loại virus, worm, Trojan được tạo ra với mục đích nhằm xâm nhập bất hợp pháp vào máy tính và mạng máy tính. 

Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại thường tấn công bằng cách phá vỡ các lớp bảo mật và lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hoặc thậm chí có thể tấn công vào một tổ chức để đánh cắp thông tin kinh doanh.

Các loại phần mềm độc hại phổ biến hiện nay

Sau khi hiểu khái niệm của phần mềm độc hại là gì, quan trọng là bạn cũng cần nhận biết các loại phần mềm độc hại khác nhau, bao gồm virus, worm, Trojan, ransomware, malware không cần tệp, và nhiều loại khác nữa. Dưới đây là một số phần mềm độc hại phổ biến hiện nay. 

Các loại phần mềm độc hại hiện nay

Các loại phần mềm độc hại hiện nay

  • Virus: Một trong những dạng phổ biến của phần mềm độc hại là virus, mà thường gây ra sự thay đổi trong các tệp host. Trong thời đại hiện nay, do sự đa dạng của các loại phần mềm độc hại, virus máy tính đã trở nên ít phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số phần mềm độc hại. Mặc dù vậy, virus máy tính vẫn có khả năng lây nhiễm sang các tệp khác.
  • Worm: Tồn tại lâu hơn so với virus máy tính, và có khả năng tự nhân bản và lan truyền, gây hủy hoại cho các hệ thống, thiết bị, mạng và cơ sở hạ tầng được kết nối.
  • Trojan: Là một dạng phần mềm mà tin tặc thường chọn vì khả năng tồn tại lâu dài. Thường được truyền qua email hoặc từ các trang web chứa phần mềm độc hại. Trojan giả mạo là các ứng dụng hợp pháp nhưng thực ra chứa các thành phần có hại. Một ví dụ phổ biến là các chương trình chống virus, thông báo rằng máy tính đã bị nhiễm virus và yêu cầu người dùng chạy chương trình dọn dẹp PC.
  • Ransomware: Mã hóa các tập tin của người dùng chỉ trong vài phút, có thể gây tê liệt toàn bộ hệ thống. Đa số nạn nhân phải trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu của họ.
  • Fileless malware: Phần mềm này di chuyển và lây nhiễm  không cần sử dụng các tệp, lan truyền bằng cách xâm nhập vào các thành phần của hệ điều hành không phải là tệp, như API, registry keys,…
  • Adware: Thường xuất hiện dưới dạng quảng cáo, mặc dù không có sự đồng ý của người dùng, trình duyệt vẫn tự động chuyển hướng. Từ đó, các loại phần mềm độc hại khác cũng có thể được tải xuống máy tính của bạn. Các trang web lậu, trò chơi, và tiện ích mở rộng trình duyệt thường là nơi phổ biến để phát hiện loại phần mềm độc hại này.
  • Spyware: Đây là loại phần mềm gián điệp, có khả năng thu thập thông tin từ máy chủ mà không cần sự cho phép của người dùng và gửi thông tin đó cho bên thứ ba.
  • Backdoor: Có khả năng truy cập vào thiết bị mà không yêu cầu xác thực thông tin. Thường, loại phần mềm này được truyền qua kết nối mạng. Khi một hệ thống bị tấn công, một backdoor sẽ được cài đặt để cho phép truy cập vào hệ thống đó.
  • Rootkit: Người cài đặt sử dụng để truy cập trái phép vào máy tính với mục đích xấu. Nó có thể thu thập thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng và gây ra lỗi, sự cố trong hoạt động của máy tính. Ngoài ra, nó cũng có thể tạo hoặc chuyển tiếp thư rác.
  • Keylogger: Ban đầu, phần mềm này được tạo ra để theo dõi và ghi lại các hành động được thực hiện trên bàn phím máy tính và nhập vào nhật ký. Tuy nhiên, tính năng này vi phạm quyền riêng tư nên được phân loại là phần mềm gián điệp. Trong thời đại hiện nay, phần mềm này đã được phát triển không chỉ để ghi lại các thao tác trên bàn phím mà còn để ghi lại màn hình, chụp ảnh màn hình, và thậm chí là ghi lại chuyển động của con trỏ chuột.

Một số dấu hiệu nhận biết phần mềm độc hại

Sau khi hiểu về phần mềm độc hại và mức độ nguy hiểm của nó, việc nhận biết và ngăn chặn kịp thời là rất quan trọng.

  • Nếu bạn thấy xuất hiện quảng cáo bảo mật khi truy cập vào các trình duyệt như Opera, Chrome hoặc Cốc Cốc, có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại. 
  • Máy tính hoạt động chậm hơn nhiều so với bình thường, có thể là phần mềm độc hại có mã độc đã bắt đầu xâm lấn các nguồn xử lý trong máy tính, nếu máy tính không chạy các ứng dụng nặng mà vẫn chạy rất chậm. 
  • Việc nhận được thông báo không thể truy cập vào một số ổ đĩa trong máy tính cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý. 
  • Các cửa sổ quảng cáo tự động xuất hiện (pop-up), và giao diện màn hình Desktop bị thay đổi.
  • Ở góc phải của màn hình, thấy một biểu tượng nhỏ đi kèm với thông báo như “Your computer is infected” hoặc “Virus Alert”… 
  • Trình duyệt web tự động mở ra một trang web không quen thuộc.
  • Khi bạn mở ổ đĩa USB, các tệp tin lạ như Autorun.inf, New Folder.exe… tự động xuất hiện.
  • Có các tệp có phần mở rộng .exe xuất hiện, và tên của chúng trùng với tên của các thư mục.
Cách nhận biết và ngăn chặn phần mềm độc hại

Cách nhận biết và ngăn chặn phần mềm độc hại

Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm các thiết bị phần cứng khác như máy in không phản hồi với bất kỳ lệnh nào. Nếu bạn nhận thấy dung lượng của các tệp không ổn định, ngay cả khi bạn không truy cập vào chúng, đó có thể là một dấu hiệu khác của sự lây nhiễm virus máy tính. 

Khi đã hiểu được dấu hiệu để có thể nhận biết phần mềm độc hại là gì, dưới đây là cách để ta ngăn chặn phần mềm độc hại một cách hiệu quả nhất.

Cách ngăn chặn phần mềm độc hại

Ngày nay, bảo vệ máy tính và thiết bị di động trước các rủi ro từ phần mềm độc hại rất quan trọng. Để giảm thiểu các rủi ro, người dùng cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn và cập nhật bảo mật thường xuyên. Dưới đây là một số biện pháp ngăn chặn mà bạn có thể tham khảo qua: 

Cách ngăn chặn phần mềm độc hại

Cách ngăn chặn phần mềm độc hại

  • Các phần mềm diệt virus: Lựa chọn cài đặt và sử dụng các phần mềm diệt virus từ các nhà cung cấp uy tín như Kaspersky, CyStack, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav, và nhiều hãng khác là quan trọng. Đây là các phần mềm chính thức và được cung cấp kèm theo mã nguồn để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ pháp luật.
  • Sử dụng tường lửa: Ngăn chặn kẻ tấn công và truy cập trái phép vào máy tính của người dùng, bảo vệ tệp tin và dữ liệu cá nhân. Đối với hệ điều hành macOS, người dùng cần kiểm tra và kích hoạt tính năng tường lửa cá nhân.
  • Sử dụng mạng riêng ảo: VPN là công nghệ bảo vệ dữ liệu khi truyền qua Internet bằng cách mã hóa thông tin. Việc này giảm thiểu rủi ro dữ liệu bị đánh cắp bởi kẻ tấn công. Người dùng nên chọn các giải pháp VPN tích hợp phần mềm chống mã độc và chặn quảng cáo để tăng cường bảo mật.
  • Cẩn trọng trong việc sử dụng mạng wifi công cộng: Tránh sử dụng wifi công cộng trừ khi cần thiết, Kẻ tấn công có thể dễ dàng theo dõi và tấn công mạng wifi công cộng để đánh cắp dữ liệu. Trong trường hợp phải sử dụng, hãy tránh đăng nhập vào các tài khoản nhạy cảm như ngân hàng trực tuyến trên các mạng công cộng.
  • Thực hiện việc cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng: Tích cực cập nhật phiên bản của hệ điều hành vì các bản cập nhật thường bao gồm các tính năng mới giúp phát hiện và ngăn chặn phần mềm độc hại. Đồng thời, việc cập nhật các ứng dụng cũng đảm bảo an ninh và ngăn chặn sự xâm nhập của phần mềm độc hại.
  • Cảnh giác với rủi ro từ thư điện tử: E-mail thường là cách phổ biến để lây nhiễm mã độc qua việc đính kèm tập tin độc hại hoặc thông qua thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Người dùng cần cẩn trọng khi mở các tệp đính kèm và phân biệt e-mail giả mạo để tránh bị lây nhiễm mã độc.
  • Không sử dụng phần mềm bẻ khóa trái phép: Việc tải và sử dụng phần mềm thương mại không hợp pháp có thể là nguồn phát tán mã độc. Ngoài ra, mã độc cũng có thể lây lan qua các quảng cáo giả mạo về chương trình chống mã độc.
  • Sử dụng các thiết bị lưu trữ: khi tương tác với các thiết bị này, tránh sử dụng cách tiếp cận trực tiếp như cắm USB, thay vào đó, bạn nên mở ổ đĩa bằng cách nhấn phím Enter hoặc nhấp đúp vào biểu tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng cách tiếp cận an toàn hơn bằng cách nhấp chuột phải và chọn ‘Explorer’.
  • Sao lưu dữ liệu: Mặc dù sao lưu tập tin không ngăn chặn phần mềm độc hại, nhưng nó giúp giảm thiệt hại khi máy tính bị nhiễm. Sao lưu thường xuyên trên ổ cứng ngoài hoặc dịch vụ đám mây giúp người dùng phục hồi dữ liệu mà không cần trả phí giải mã.
  • Các cuộc gọi cảnh bảo: Ké tấn công có thể mạo danh các công ty để thông báo về mã độc máy tính của mình, người dùng không nên cung cấp thông tin cá nhân và có thể cài đặt ứng dụng chặn cuộc gọi trên điện thoại di động để phòng tránh.
  • Thiết lập quy tắc cho việc sử dụng tệp: Chỉ nên tải về các tệp từ nguồn tin cậy. Nếu tệp không có nguồn gốc rõ ràng, hãy tiến hành quét để kiểm tra có chứa phần mềm độc hại không. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy ngừng tải tệp xuống máy tính.

Qua bài viết này Thuê VPS giá rẻ đã giới thiệu qua cho các bạn phần mềm độc hại là gì? để có thể bảo vệ máy tính của mình được an toàn, vì không ai muốn hệ thống của mình bị nhiễm phần mềm độc hại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn tồn tại nhiều dạng phần mềm độc hại với mục đích đánh cắp thông tin và gây nguy hại cho hệ thống, việc chủ động phòng ngừa phần mềm độc hại là hết sức quan trọng.

Mỹ Y

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing. Tôi đã được trải nghiệm công việc thực tế trong 2 năm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực Content mảng công nghệ thông tin, các dịch vụ hosting, thuê máy chủ, thuê VPS, bảo mật website, an ninh mạng. Trong thời gian ngồi ghế nhà trường, tôi đã tự tay thực hiện được các dự án lớn nhỏ về việc chia sẻ kiến thức về phần mềm, công nghệ thông tin. Đến nay, tôi tin chắc rằng những thông tin tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn.

Để lại một bình luận