Top 8+ Các Phương Pháp Kiểm Thử Phần Mềm Phổ Biến Nhất 2024

Theo dõi Thuevpsgiare.vn trên Google News
  • Home
  • Blog
  • Top 8+ Các Phương Pháp Kiểm Thử Phần Mềm Phổ Biến Nhất 2024

Rate this post

Các phương pháp kiểm thử phần mềm là các chiến lược và cách tiếp cận khác nhau được áp dụng để xác nhận rằng một ứng dụng hoạt động và hiển thị đúng theo các yêu cầu thiết kế đã được xác định. Bài viết này Thuevpsgiare.vn sẽ giới thiệu cho các bạn các phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay.

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm là quá trình thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra để phát hiện lỗi trong phần mềm, nhằm cung cấp thông tin về chất lượng của sản phẩm cho lập trình viên, khách hàng và các bên liên quan. Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động hiệu quả và đáp ứng đúng theo mong muốn và yêu cầu của khách hàng.

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm là gì?

Quy trình kiểm thử phần mềm bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như: lập kế hoạch phân tích, thiết kế quá trình kiểm thử, thực thi và báo cáo. Mỗi giai đoạn đều có những hoạt động, mục tiêu và người thực hiện khác nhau.

Kiểm thử phi chức năng và kiểm thử chức năng

Sử dụng nhiều phương pháp kiểm thử trong quá trình phát triển nhằm mục đích đảm bảo rằng phần mềm có thể hoạt động hiệu quả trong đa dạng môi trường và trên nhiều nền tảng khác nhau. Các phương pháp kiểm thử thường được phân loại thành hai loại chính: Kiểm thử phi chức năng và kiểm thử chức năng (Non-functional Testing vs Functional).

Kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử chức năng và kiểm thử phi chức năng

Kiểm thử chức năng là quá trình kiểm tra xem phần mềm hoạt động như mong đợi dựa trên yêu cầu thực tế. Đây là một quá trình tổng hợp các phương pháp kiểm thử được thiết kế để đảm bảo rằng từng phần của phần mềm hoạt động đúng như được mô tả. Các phương pháp kiểm tra này thường được thực hiện các phương pháp kiểm tra như:

  • Kiểm thử đơn vị (Unit testing).
  • Kiểm thử tích hợp (Integration testing).
  • Kiểm thử hệ thống (System testing).
  • Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing).

Các phương pháp kiểm thử phi chức năng là tổ hợp của các loại kiểm thử tập trung vào các khía cạnh hoạt động khác nhau của một phần mềm. Bao gồm:

  • Kiểm thử hiệu suất (Performance testing).
  • Kiểm thử bảo mật (Security testing).
  • Khả năng sử dụng (Usability testing).
  • Khả năng tương thích (Compatibility testing).

Điều quan trọng để phát triển phần mềm chất lượng cao mà người dùng sẽ chấp nhận là xây dựng một mô hình kiểm thử toàn diện, bao gồm cả kiểm thử chức năng và phi chức năng, đồng bộ hoạt động với nhau.

Các phương pháp kiểm thử phần mềm hiện nay

Dưới đây là một số phương pháp kiểm thử các phần mềm phổ biến hiện nay mà nhiều người đang sử dụng:

1. Phương pháp kiểm thử đơn vị (Unit testing)

Kiểm thử đơn vị là cấp độ thử nghiệm ban đầu và thường được thực hiện bởi lập trình viên. Đây là quy trình đảm bảo từng thành phần riêng lẻ của một phần mềm ở mức mã nguồn hoạt động và hoạt động theo cách được thiết kế. Trong môi trường dựa trên thử nghiệm, các lập trình viên thường viết và thực thi thử nghiệm trước khi phần mềm hoặc tính năng được chuyển giao cho bộ phận kiểm thử.

Kiểm thử đơn vị (Unit testing)

Kiểm thử đơn vị (Unit testing)

Mặc dù kiểm thử đơn vị có thể được thực hiện bằng cách thủ công việc tự động hóa quy trình sẽ tăng tốc độ chu kỳ phát triển và mở rộng phạm vi kiểm tra. Ngoài ra, kiểm thử đơn vị cũng giúp dễ dàng gỡ lỗi hơn bởi vì việc phát hiện các vấn đề sớm hơn sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong việc khắc phục chúng so với việc chúng được phát hiện sau này trong quá trình kiểm thử.

2. Phương pháp kiểm thử tích hợp (Integration testing)

Sau khi đã được kiểm tra cẩn thận, chúng được tích hợp với các đơn vị khác để tạo ra các mô-đun hoặc thành phần được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ và hành động một cách cụ thể. Sau đó, các mô-đun này được kiểm tra nhóm thông qua kiểm tra tích hợp để đảm bảo rằng toàn bộ các phần của ứng dụng hoạt động như mong đợi và các tương tác giữa các đơn vị diễn ra một cách mượt mà.

Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

3. Phương pháp kiểm thử hệ thống (System testing)

Kiểm thử hệ thống là một phương pháp kiểm thử hộp đen được áp dụng để đánh giá toàn bộ hệ thống đã hoàn thành và tích hợp, nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Trong quá trình này, chức năng của phần mềm được kiểm tra từ đầu đến cuối và thường được thực hiện bởi một bộ phận kiểm thử riêng biệt so với nhóm lập trình.

Kiểm thử hệ thống (System testing)

Kiểm thử hệ thống (System testing)

4. Phương pháp kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Kiểm thử chấp nhận đánh dấu giai đoạn cuối cùng của kiểm thử chức năng và được áp dụng để đánh giá tính sẵn sàng của phần mềm cuối cùng khi được chuyển giao. Đảm bảo sản phẩm tuân thủ theo các tiêu chí ban đầu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng.

Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)

Yêu cầu phải kiểm tra cả bên trong và bên ngoài sản phẩm, đồng nghĩa với việc phát hành phiên bản beta để người dùng cuối có thể thử nghiệm ứng dụng. Thử nghiệm Beta là chìa khóa để thu thập phản hồi thực sự từ khách hàng tiềm năng và có thể phát hiện ra những khiếm khuyết thực sự khi sản phẩm được triển khai vào môi trường thực tế.

5. Phương pháp kiểm thử hiệu suất (Performance testing)

Đây là một kỹ thuật kiểm tra phi chức năng được dùng để đánh giá cách ứng dụng sẽ hoạt động trong các điều kiện khác nhau. Mục tiêu của phương pháp này là đánh giá khả năng đáp ứng và tính ổn định của ứng dụng trong các tình huống thực tế của người dùng. Có bốn loại kiểm thử hiệu suất khác nhau:

Kiểm thử hiệu suất (Performance testing)

Kiểm thử hiệu suất (Performance testing)

  • Load testing: Là quá trình tăng dần số lượng yêu cầu mô phỏng trên phần mềm, ứng dụng hoặc trang web để kiểm tra khả năng xử lý của phần mềm và xác định xem liệu chúng có thể xử lý được khối lượng công việc được thiết kế hay không.
  • Stress test: Được áp dụng để đánh giá phản ứng của phần mềm khi gặp điểm quá tải hoặc vượt quá tải tối đa. Mục tiêu của Stress test là tạo ra tình huống quá tải cho ứng dụng đến khi gặp sự cố, bằng cách áp dụng cả kịch bản tải thực tế và phi thực tế. Qua Stress test, ta có thể xác định được giới hạn chịu tải của phần mềm.
  • Endurance testing: Được sử dụng để phân tích hành vi của ứng dụng dưới một tải mô phỏng cụ thể trong thời gian kéo dài hơn. Mục tiêu là để hiểu cách hệ thống hoạt động trong quá trình sử dụng lâu dài, điều này thường kéo dài hơn so với Load Test hoặc Stress Test (thường kết thúc sau vài giờ). Một phần quan trọng của kiểm tra độ bền là phát hiện rò rỉ bộ nhớ (memory leaks).
  • Spike test: Là một loại kiểm tra tải được dùng để đánh giá phản ứng của phần mềm khi có sự tăng đột ngột hoặc biến đổi không thường xuyên trong hoạt động của hệ thống. Bằng cách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách phần mềm sẽ ứng phó khi có sự gia tăng đột ngột và mạnh mẽ trong tải.

6. Phương pháp kiểm thử bảo mật (Security testing)

Với sự phát triển của các nền tảng thử nghiệm dựa trên đám mây và các cuộc tấn công mạng ngày càng phổ biến, mối quan tâm về việc bảo vệ dữ liệu được sử dụng và lưu trữ trong phần mềm cũng ngày càng tăng cao.

Kiểm thử bảo mật (Security testing)

Kiểm thử bảo mật (Security testing)

Kiểm thử bảo mật là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm phi chức năng được áp dụng để đánh giá việc bảo vệ thông tin và dữ liệu trong hệ thống. Mục tiêu là tìm ra các lỗ hổng và rủi ro bảo mật có thể dẫn đến truy cập trái phép hoặc rò rỉ thông tin, bằng cách tìm các lỗ hổng bảo mật của phần. Có nhiều phương pháp thử nghiệm bảo mật, mỗi loại nhằm kiểm tra sáu nguyên tắc bảo mật cơ bản như:

  • Integrity
  • Confidentiality
  • Authentication
  • Authorization
  • Availability
  • Non-repudiation

7. Phương pháp kiểm thử khả năng sử dụng (Usability testing)

Kiểm tra khả năng sử dụng là một phương pháp đánh giá mức độ dễ sử dụng của ứng dụng từ góc độ của người dùng cuối, thường thực hiện trong giai đoạn kiểm thử chấp nhận.

Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability testing)

Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability testing)

Mục tiêu là xác định xem giao diện và tính thẩm mỹ của ứng dụng có phản ánh quy trình hoạt động và dự định cho các tác vụ khác không, như việc đăng nhập vào ứng dụng. Đây là một phương pháp tốt để các nhóm đánh giá các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ hệ thống, từ góc độ trực quan để sử dụng.

8. Phương pháp kiểm thử khả năng tương thích (Compatibility testing)

Kiểm tra khả năng tương thích được áp dụng để đánh giá cách mà một ứng dụng hoặc phần mềm sẽ hoạt động trong các môi trường khác nhau. Nó được sử dụng để kiểm tra xem sản phẩm của bạn có tương thích với các hệ điều hành, nền tảng, trình duyệt hoặc cấu hình độ phân giải khác nhau hay không.

Kiểm thử khả năng tương thích (Compatibility testing)

Kiểm thử khả năng tương thích (Compatibility testing)

Mục tiêu là đảm bảo rằng chức năng của phần mềm luôn được hỗ trợ trên mọi môi trường mà bạn dự định người dùng cuối sẽ sử dụng.

Hy vọng bài viết này, Thuevpsgiare.vn mang lại thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp kiểm thử phần mềm. Chúc bạn may mắn trong việc lựa chọn một phương pháp kiểm thử phần mềm tốt nhất và phát triển ứng dụng mà bạn đang tạo ra.

Trả lời