Hầu hết người dùng hiện nay thường sử dụng Hyper-V để tạo máy chủ ảo (VPS), bởi vì đây là một phần mềm tích hợp sẵn trong Windows 10. Tạo VPS từ Server đơn giản hơn những gì chúng ta nghĩ. Chỉ cần vài bước thao tác chúng ta đã có một VPS hiệu suất hoạt động cao. Cùng Thuevpsgiare.vn tìm hiểu VPS là gì? Tại sao phải sử dụng VPS? Thuê VPS ở đâu? Những yêu cầu và các bước tạo VPS từ Server trên máy tính Win 10 theo từng version nhé!
VPS là gì? Tại sao phải sử dụng VPS?
VPS viết tắt của Virtual Private Server là một máy chủ ảo riêng được tạo ra từ máy chủ vật lý. VPS có khả năng cung cấp hiệu suất cao và đảm bảo bảo mật dữ liệu. Thường, VPS được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, trang web và phần mềm cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn.
VPS hoạt động như một máy chủ vật lý, có cấu hình riêng về CPU, RAM, ổ cứng, địa chỉ IP và hệ điều hành. Điều này cho phép người dùng có hoàn toàn quyền kiểm soát và tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của họ hoặc doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ ảo hóa, VPS đạt được tính ổn định cao, hiệu suất hoạt động tối ưu và luôn ổn định.
Chính vì những ưu điểm này, dịch vụ thuê VPS giá rẻ đang trở nên phổ biến và được nhiều người dùng ưa chuộng để lưu trữ trang web, ứng dụng, và thúc đẩy sự phát triển trong kinh doanh.
Yêu cầu cần có trước khi tạo VPS từ server trên máy tính Win 10
Để tạo VPS từ server trên máy tính Win 10, thiết bị của bạn cần tuân theo các yêu cầu sau:
- Bộ xử lý 64 bit: Máy tính của bạn phải sử dụng bộ xử lý 64 bit.
- CPU Hỗ trợ tiện ích mở rộng với chế độ màn hình VM: Bộ xử lý của bạn phải hỗ trợ các tiện ích mở rộng và phải được kích hoạt chế độ màn hình máy chủ ảo (VM).
- Bộ nhớ hệ thống tối thiểu 4GB: Máy tính cần có ít nhất 4GB RAM để đảm bảo máy chủ ảo hoạt động mượt mà.
- Cài đặt BIOS hỗ trợ máy chủ ảo: Hãy đảm bảo rằng máy tính của bạn đã được cài đặt sẵn với tính năng hỗ trợ máy chủ ảo trong BIOS.
- kiểm tra xem máy tính của bạn có thể cài đặt máy chủ ảo bằng Hyper V hay không, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chọn “Start” và tìm chọn “Windows PowerShell (Admin)“.
Bước 2: Nhập lệnh “Systeminfo” vào cửa sổ PowerShell và nhấn Enter. Kết quả sẽ hiển thị tùy thuộc vào trạng thái của máy tính:
- Nếu bạn thấy “Yes“, điều này có nghĩa rằng máy tính của bạn đủ điều kiện để cài đặt và chạy VPS.
- Nếu bạn thấy “No“, điều này có nghĩa rằng máy tính của bạn không hỗ trợ VPS hoặc bạn cần phải cấu hình lại trong BIOS.
- Trong trường hợp bạn thấy “No” bên cạnh “Virtualization Enabled in Firmware“, bạn cần phải khởi động lại máy tính và bật tính năng này trong BIOS. Cách cài đặt sẽ phụ thuộc vào phiên bản BIOS và bo mạch chủ trên máy tính của bạn.
- Nếu bạn thấy “A hypervisor has been detected. Features required for Hyper-V will not be displayed“, điều này có nghĩa rằng Hyper-V đã được cài đặt và hoạt động trên Windows 10 của bạn.
Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn cần chọn cách cài đặt phù hợp với phiên bản máy tính của mình, vì các phiên bản có thể có sự khác biệt trong quá trình cài đặt.
*Chú ý: Nếu bạn chưa biết check version Win 10 như thế nào thì có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn “Windows” rồi chọn “Settings”.
Bước 2: Chọn tiếp mục “System”.
Bước 3: Nhấn chọn “About”.
Bước 4: Thông tin version hiện ra như hình sau đây.
Dựa vào phiên bản của bạn, hãy lựa chọn cách cài đặt phù hợp nhất dựa trên hướng dẫn chi tiết dưới đây của Thuevpsgiare.vn.
5 bước tạo VPS từ Server trên máy tính Win 10 version 1709
với các bước đơn giản dưới đây, Windows 10 version 1790 cho phép người dùng tạo máy chủ ảo nhanh chóng bằng phương pháp thủ công:
Bước 1: Truy cập Windows Administrative
Đầu tiên, bạn chọn “Start”, sau đó tìm và chọn “Windows Administrative Tools”.
Bước 2: Mở Hyper-V Quick Create
Tiếp theo, chọn ”Hyper-V Quick Create”.
Bước 3: Chọn trình cài đặt có sẵn
Cửa sổ “Create Virtual Machine” sẽ hiện 4 trình cài đặt có sẵn. Bạn chọn 1 trong 4 trình cài đặt này rồi nhấn “Create Virtual Machine” để tạo máy chủ ảo. Tuy nhiên, nếu muốn trình cài đặt khác thì bạn hãy bỏ qua bước này và chuyển sang bước 4.
Bước 4: Chọn trình cài đặt ngoài
Nếu không muốn dùng các trình cài đặt có sẵn, bạn có thể thêm trình cài đặt ngoài để sử dụng. Chọn ”Local installation source” để thêm trình cài đặt khác.
Bước 5: Tạo VPS bằng trình cài đặt khác
Chọn “Change installation source…” để thêm trình cài đặt khác.
Bạn tìm và chọn trình cài đặt đã tải sẵn trong máy rồi nhấn “Open”.
Sau khi tải lên trình cài đặt muốn sử dụng, bạn chọn “Create Virtual Machine” để tạo máy chủ ảo là được.
5 bước tạo VPS từ Server trên máy Windows 10 Version 1703
Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows 10 version 1703, bạn sẽ có sẵn công cụ nâng cao để tạo máy chủ ảo. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Truy cập Windows Administrative
Đầu tiên, bạn chọn “Start”, rồi chọn tiếp “Windows Administrative Tools”.
Bước 2: Mở Hyper V Manager
Tiếp theo, tìm và chọn “Hyper-V Manager”.
Bước 3: Lựa chọn Quick Create
Trong cửa sổ Hyper-V Manager, bạn sẽ thấy khung Action ở phía bên phải màn hình, hãy nhấn vào “Quick Create“.
Bước 4: Tạo VPS sử dụng trình cài đặt có sẵn
Lúc này, cửa sổ “Create Virtual Machine” sẽ xuất hiện. Bạn chọn một trong các trình cài đặt có sẵn trong danh sách và sau đó nhấn “Create Virtual Machine“.
Nếu bạn không muốn sử dụng trình cài đặt có sẵn, bạn có thể bỏ qua bước này và sang bước 5.
Bước 5: Tạo VPS sử dụng trình cài đặt từ nguồn cài đặt cục bộ
Trong cửa sổ “Create Virtual Machine“, bạn chọn “Local installation source” để sử dụng trình cài đặt từ một nguồn khác.
Tiếp đến nhấn chọn “Change installation source” để tải trình cài đặt khác lên.
Lựa chọn trình cài đặt mà bạn đã tải trước đó trên máy tính và sau đó bấm “Open” để tải lên.
Khi đã tải trình cài đặt xong, bạn nhấn “Create Virtual Machine” để tạo máy chủ ảo.
7 bước tạo VPS trên máy Windows 10 Version 1607 hoặc cũ hơn
Đối với Windows 10 phiên bản 1607 hoặc cũ hơn, bạn có thể thực hiện cài đặt máy chủ ảo bằng cách tuân theo các bước sau:
Bước 1: Mở Hyper-V
Trước hết, hãy mở Hyper-V bằng cách nhấp vào “Start” và sau đó chọn “Hyper-V Manager“.
Bước 2: Lựa chọn máy chủ
Bạn lựa chọn máy chủ từ khung bên trái hoặc chọn “Connect to Server…” từ khung bên phải.
Bước 3: Quản lý Virtual Switch
Trong cửa sổ Hyper-V Manager, bạn chọn “Virtual Switch Manager…” trong mục “Actions” ở phía bên phải của màn hình.
Bước 4: Tạo máy chủ ảo mới
Tiếp theo, bạn chọn “New Virtual Network Switch” trong phần “Virtual Switches“.
Bước 5: Tùy chỉnh loại máy chủ ảo
Chọn “External” trong phần “What type of virtual switch do you want to create?” và sau đó chọn “Create Virtual Switch” để tạo máy chủ ảo.
Bước 6: Đặt tên cho máy chủ ảo
Dưới phần “Virtual Switch Properties“, bạn có thể đặt tên cho máy chủ ảo theo sở thích của bạn.
Sau đó, hãy đánh dấu vào ô “External Network” và chọn mạng vật lý bạn muốn kết nối với máy chủ ảo, sau đó nhấn “Apply“.
Bước 7: Hoàn tất tạo máy chủ ảo
Thông báo sẽ hiện lên như hình dưới đây, bạn chọn “Yes”, sau đó chon “OK” là hoàn tất cài đặt máy chủ ảo.
Thuê VPS uy tín, chất lượng ở đâu?
Như vậy, việc tự tạo máy chủ ảo trên máy tính Windows 10 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu hình máy, hệ điều hành và kiến thức kỹ thuật của người sử dụng. Đặc biệt, để xử lý các tình huống sự cố, người tạo và quản lý máy chủ ảo cần phải có kiến thức cơ bản về công nghệ. Do đó, để đảm bảo hiệu suất và được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, người dùng có thể xem xét việc thuê máy chủ ảo tại Thuevpsgiare.vn, InterData.
Dịch vụ VPS giá rẻ tại Thuevpsgiare.vn, InterData được xây dựng trên nền tảng Smart Cloud. Dịch vụ này đã thu hút sự tin tưởng của nhiều khách hàng nhờ vào các ưu điểm sau:
- Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn: Dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng SSD, đảm bảo tốc độ truy cập nhanh và ổn định, mang lại hiệu suất cao cho người dùng.
- Máy chủ đặt tại các trung tâm dữ liệu lớn: Thuê VPS Giá Rẻ – Fast Byte đặt toàn bộ máy chủ tại các trung tâm dữ liệu IDC lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và đảm bảo điều kiện hoạt động ổn định.
- Quyền quản trị máy chủ ảo và hệ thống riêng biệt cho khách hàng: Khách hàng có toàn quyền kiểm soát và quản lý máy chủ ảo từ xa, có thể tự do cài đặt và nâng cấp theo nhu cầu cá nhân.
- Đơn vị cung cấp uy tín: Thuê VPS Giá Rẻ – Fast Byte, InterData là đơn vị cung cấp dịch vụ thuê VPS uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ thuật có tay nghề và chuyên môn cao, luôn sẵn hàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Có thể thấy việc thuê máy chủ ảo tại Thuevpsgiare.vn, InterData mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí và luôn đảm bảo khách hàng có quyền quản trị cao nhất. Có thể coi đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp hiện nay.
Hy vọng sau bài viết Hướng dẫn tạo VPS từ Server trên Win 10 theo từng version, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về VPS là gì? Tại sao phải sử dụng VPS? Thuê VPS ở đâu? Những yêu cầu và các bước thực hiện. Nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu thuê VPS, hãy liên hệ ngay với Thuevpsgiare.vn để được hỗ trợ và tư vấn.